Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Ba định luật Niutơn

11. Một vật có khối lượng 8,0kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2,0 m/s2. Lực gây ta gia tốc này bằng bao nhiêu?
So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10m/s2
A. 1,6N, nhỏ hơn
B. 16N, nhỏ hơn
C. 160N, lớn hơn
D. 4N, lớn hơn
giải:
Theo định luật II Niu - tơn ta có
F = ma
=> F = 8 x 2 = 16N
Trọng lực P = mg = 8 x10 = 80N
Vậy F = 16N và nhỏ hơn trọng lực
Chọn đáp án: B
12. Một quả bóng, khối lượng 0,5kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bong với một lực 250N. thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,02s. Quả bóng bay đi với tốc độ:
A. 0,01  m/s
B. 0,1 m/s
C. 2,5 m/s
D. 10 m/s
giải:
Theo định luật II Niu- tơn
Ta có: F = ma = 
=>  = V -  V0 (do V0 = 0)
=> V =  = 10m/s
Chọn đáp án : D
13. Trong một tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một ô tô con đang chạy ngược chiều. Ô tô nào chịu lực lớn hơn ? ô tô nào nhận được gia tốc lớn hơn ? Hãy giải thích?
Hướng dẫn:
- Hai ô tô cùng chịu một lực như nhau (định luật II Niutơn)
- Ô tô con nhận được gia tốc lớn hơn (do nó có khối lượng nhỏ hơn)
14. Để xách một túi đựng thức ăn, một người tác dụng một lực 40 N hướng lên trên. Hãy miêu tả “ phản lực” (theo định luật III) bằng cách chỉ ra

a) Độ lớn của phản lực?

b) Hướng của phản lực?

c) Phản lực tác dụng lên vật nào?

d) Vật nào gây ra phản lực này?

Hướng dẫn:

a) Độ lớn của phản lực bằng 40N

b) Hướng của phản lực: hướng xuống dưới

c) Phản lực tác dụng vào tay người

d) Túi đựng thức ăn gây ra phản lực

15. Hãy chỉ ra cặp “ lực và phản lực”  trong các tình huống sau:
a) Ô tô đâm vào thanh chắn đường.
b) Thủ môn bắt bóng.
c) Gió đập vào cánh cửa.
giải:
a) Lực do ô tô đâm vào thanh chắn đường vào phản lực thanh chắn đường tác dụng vào ô tô.
b) Lực của tay thủ môn tác dụng vào quả bóng và phản lực của quả bóng tác dụng vào tay thủ môn.
c) Lực của gió tác dụng vào cánh cửa và phản lực của cánh cửa tác dụng vào gió.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét